Thông Báo

Thông Báo Đóng lại

Liệt dây thanh

Liệt dây thanh xảy ra khi thần kinh chi phối cơ quan phát âm bị gián đoạn, nó gây liệt các cơ của dây thanh. Khi dây thanh bị liệt nó còn ảnh hưởng tới khả năng nói và thở bởi vì như chúng ta đã biết dây thanh còn làm nhiều chức năng nữa ngoài việc phát âm như: bảo vệ đường thở, ngăn chặn đồ ăn thức uống và thậm chí cả nước bọt vào trong đường thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh trong đó có thể do phẫu thuật gây tổn thương thần kinh hoặc có thể do ung thư, nhiều khi nguyên nhân có thể do virus hoặc do rối loạn thần kinh.

Cấu tạo của dây thanh gồm hai nếp cơ nằm ngay vị trí lối vào của đường thở. Khi phát âm, hai nếp cơ khép lại chạm nhau ở đường giữa, rung lên và tạo ra âm thanh. Trong khi nghỉ, hai dây thanh ở vị trí mở ra và lúc này bạn cơ thể thở vào được.

Trong hầu hết các trường hợp thường chỉ là liệt dây thanh một bên. Nếu cả hai dây thanh đều liệt bệnh nhân sẽ rất khó nói hoặc rất khó thở và ảnh hưởng đến cả nuốt nữa.

Các dấu hiệu và triệu chứng gây liệt dây thanh gồm:
  • Khó thở
  • Khàn tiếng
  • Thở có tiếng rít, khò khè
  • Giảm hoặc mất cường độ âm thanh
  • Sặc hoặc ho khi nuốt thức ăn đồ uống
  • Thở nhanh khi nói

Nguyên nhân:

Khi liệt dây thanh, thần kinh chi phối cho hoạt động của thanh quản bị gián đoạn gây liệt cơ dây thanh, nhiều khi rất khó để phát hiện được nguyên nhân. Các nguyên nhân gây liệt dây thanh gồm:

  • Tổn thương dây thanh sau phẫu thuật: Phẫu thuật ở cổ hoặc phần trên của ngực có thể gây tổn thương thần kinh chi phối cho họat động của dây thanh: như phẫu thuật tuyến giáp, thực quản, cổ và ngực.
  • Chấn thương cổ và ngực
  • Đột quỵ: Đột quỵ gây gián đoạn cung cấp máu cho não, và gây tổn thương một phần não truyền tín hiệu thần kinh xuống thanh quản.
  • U: có thể ác tính hoặc lành tính gây chèn ép cơ, sụn và thần kinh chi phối thanh quản gây liệt.
  • Nhiễm trùng: Một số virus có thể gây tổn thương thần kinh chi phối thanh quản.
  • Bệnh lý thần kinh: NHư bệnh Parkinson, thường chỉ gây yếu dây thanh và ít khi gây liệt hoàn toàn dây thanh.

Những yếu tố nguy cơ:

  • Nữ: thường dễ liệt dây thanh hơn nam
  • Phẫu thuật: đặt ống nội khí quản, phẫu thuật vùng cổ ngực.
  • Bệnh lý thần kinh: Parkinson, bệnh xơ hóa rải rác.

Biến chứng:

  • liệt một bên thường chỉ gây khàn tiếng, khó phát âm hoặc khó thở nhẹ.
  • Liệt hai bên: nếu dây thanh ở vị trí khép thì bệnh nhân có thể nói được nhưng khó thở rất nhiều, có thể gây ngừng thở. Nếu hai dây thanh liệt ở vị trí mổ thì bệnh nhân có thể thở được nhưng không nói được, có thể bị sặc thức ăn và nước uống, đôi khi cần cấp cứu.

Chẩn đoán:

  • Nội soi: Nội soi thanh quản cho biết hoạt động đóng mở của dây thanh, phát hiện liệt một cách dễ dàng, là liệt một bên hoặc hai bên, liệt cơ mở hay cơ khép.
  • Điện cơ dây thanh quản: Phát hiện mức độ của liệt và phương pháp điều trị nào là tốt nhất.
  • Kiểm tra máu, X quang, CT, MRI cổ ngực: vì có rất nhiều bệnh có thể gây liệt dây thanh nên cần có thêm xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân.

Điều trị:

  • Điều trị liệt dây thanh gồm điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng, điều trị giọng nói và điều trị phẫu thuật.
  • Điều trị giọng nói: Bao gồm tập luyện để làm tăng cường sức mạnh của dây thanh, tăng cường khả năng thở trong khi nói, ngăn chặn sự căng cơ xung quạnh phần dây thanh bị liệt và bảo vệ đường thở trong khi nuốt.
  • Phẫu thuật: Nếu dây thanh không thể phục hồi được thì phẫu thuật có thể cải thiện được khả năng nuôt nói thở.

Tiêm phồng dây thanh: khi liệt dây thanh trở nên teo nhỏ, tạo nên một khe hở khi phát âm, lúc này bác sĩ sẽ tiên một số chất làm dầy và làm đây dây thanh như: mỡ của cơ thể, collagen.

chuyển vị trí của dây thanh: trong trường hợp dây thanh lệt một bên và ở vị trí mở: phẫu truật viên sẽ mổ một của sổ ở phần ngoài của dây thanh, đẩy dây thanh bị liệt vào đường giữa, việc này giúp cho dây thanh rung được tốt hơn, bệnh nhân sẽ cải thiện được giọng nói.

Mở khí quản: đây là một phẫu thuật cấp cứu, được tiến hành khi cả hai dây thanh đều bị liệt, hai dây thanh ở vị trí khép, bệnh nhân không thể thở được, lúc này phẫu thuật viên sẽ mở một lỗ thông từ cổ vào trực tiếp khí quản, bệnh nhân sẽ thở trực tiếp qua lỗ mở khí quản này.

Tóm lại: liệt dây thanh là bệnh có nhiều nguyên nhân, khi bạn thấy khó chịu, giọng nói thay đổi, hoặc khàn tiếng kéo dài mà không hồi phục nên đến bác sĩ tai mũi họng khám để được xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Theo taimuihong.vn


MỌI NGƯỜI THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA BỆNH NHÂN TRÊN TRANG FACEBOOK Tư Vấn, Điều trị Bệnh Khàn Tiếng Community BSBichChau BS. Phạm Thị Vân Thanh
ĐT: 0913.16.33.16
website: http://www.trikhantieng.com
ĐC:213 Đào Duy Từ,P.6,Q.10,TP.HCM (bên hông sân vận động Thống Nhất)




15 Nhận xét:

Nặc danh nói...

Kính chào bác sỹ Vân Thanh!
Thưa bs tôi bị khàn tiếng 1 năm nay và được các bs tmh TW chẩn đoán là nhược cơ dây thanh và nói bệnh này chỉ kiêng nói, luyện thanh chứ ko chữa được. Tôi đọc trên blog của bs ko thấy đề cập đến chứng bệnh "nhược cơ thanh quản" dân đến khàn tiếng? Vậy xin hỏi bs bệnh này có hi vọng chữa đc ko vì nó rất ảnh hưởng đến cv của tôi. Xin cảm ơn!

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,

Bạn cần nội soi thanh quản kiểm tra nguyên nhân gây nhược dây thanh thì mới có thể trả lời câu hỏi của bạn là có khả năng điều trị được hay không?
Trước mắt bạn có thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm tại đây.
Chúc bạn vui khỏe.

Phan văn việt nói...

Em chào bác sĩ ..
mẹ em năm nay 67 tuổi , mẹ bị khàn tiếng nói nghe ko rõ cũng đc gần năm rồi,càng ngày giọng nói mẹ em càng khàn đi nên rất chi là khó ghe
lúc trước e có dẫn mẹ vào bệnh viện đại học y dược nội soi kết quả là :Dây thanh sụn phểu hai bên di động kếm
bác sĩ chuẩn đoán : yếu dây thanh hai bên
Mẹ em còn bị đờm khạc ko ra nữa cứ mắt mãi chổ cổ khó nuốt
mẹ em còn bệnh loãng xương ,teo cơ chân đi cũng yếu lắm .Cách đây hơn một năm mẹ e có mỗ nội soi sỏi thận , từ đó mẹ em càng ngày càng yếu dần và thêm nhiều bệnh nữa
mẹ em ko hút thuốc trước kia làm nông hay lội ruộng nhưng cách 5 năm trở lại đây mẹ em ko làm gì nữa
Em đi làm xa nhà xa mẹ mong mẹ nói chuyện đc mỗi khi điện thoại về .. bác sĩ xem bệnh mẹ e có thể chửa khỏi không ? Em rất mong đc bác sĩ tư vấn sớm cho

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi, Trường hợp của mẹ bạn. Bạn cần đưa mẹ vào cho BS nội soi lại thanh quản để chẩn đóan lại chính xác nguyên nhân gây khàn tiếng của mẹ. Khi biết chính xác nguyên nhân thì mới có thể trả lời cho bạn là có thể điều trị hết khàn cho mẹ hay không?

Tuy nhiên trường hợp của mẹ bạn có nhiều khả năng BS sẽ trị hết cho mẹ. Vấn đề là BS cần trực tiếp nội soi xem 2 dây thanh vì có nhiều trường hợp bên ngòai nội soi đã không phát hiện, bỏ qua hay chẩn đóan chưa chính xác ...

Chúc bạn và mẹ sức khỏe.

Nặc danh nói...

Chào bác sĩ,

Mẹ cháu vừa mổ bướu cổ cách đây 3 tuần, sau đó thì bị khàn tiếng. Tiếng nói mẹ cháu nghe rất khó.Bác sĩ nói mẹ cháu bị liệt dây thanh quản trái. Vậy cho cháu hỏi, nếu mẹ cháu tập luyện nói, thì trong bao lâu mẹ cháu mới hồi phục hoàn toàn? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Admin Khantieng.com nói...

Chào bạn,

Mời bạn tham khảo câu hỏi
Khàn tiếng sau mổ bướu cổ

Nguyen Tan Viet nói...

Xin chào BS Vân Thanh,
Tôi xin cảm ơn thật nhiều khi phòng khám có điện và hỏi thăm tình hình sức khỏe của tôi.
Hiện tại, tôi đã hết khàn tiếng và đi dạy bình thường.
Cho tôi hỏi thêm:
Bướu cổ ( loại bướu thường, khoảng 2cm) có cần mổ không? Có thể mổ nội soi không?

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào Anh Việt,

Theo câu hỏi của anh vừa hỏi về bướu cổ, điều đầu tiên cần xác định là bướu giáp lành (cường giáp, suy giáp, phình giáp), hay ung thư tuyến giáp. Nếu lành tính, không nên phẩu thuật vì cắt bướu giáp hay liên quan đến khàn tiếng, khó thở do liệt dây thanh (sau cắt). Nếu ung thư tuyến giáp (xác định qua FNA) thì nên cắt tuyến giáp bỏ, tuy nhiên anh cần chọn nơi phẩu thuật và bác sỹ phẩu thuật có tay nghề chuẩn (tức biết tách dây thần kinh quặt ngược khi cắt bướu giáp), nếu không sẽ khổ vì không nói (khàn tiếng), không thở được... (tai nạn sau mổ bướu cổ)

Bùi Hoàng Cơ nói...

Chào bs Thanh Vân !
Em là Hoàng Cơ 25t. cách đây gần 2 tháng e có tới khám tại phòng khám của bac sĩ. và được bác sĩ khám theo pp nội soi bằng ống mềm,kết quả là Liệt Dây Thanh Trái sau cắt bướu giáp sau đó được sự tư vấn nhiệt tình cùng cách điều trị uống thuốc chỉ trong 1 tháng e đã thấy có hiệu quả rõ rệt. và chỉ trong 15 ngày kế tiếp thì hiệu quả thật là quá bất ngờ cho e là em có thể nói lớn và hát được rùi.
vậy bác sĩ cho em hỏi e có cần tới tái khám và cần uống thuốc nữa ko?
một lần nữa e xin chân thành cảm ơn . Cũng như e rất thấy hài lòng về phương pháp điều trị,đặc biệt là hiệu quả về giọng nói của em.
Chúc bác sĩ luôn luôn thành công trong công việc!

Nguyễn Lụa nói...

Bác sĩ cho e hỏi, mẹ em bị khàn tiếng và đã đi khám ở nhiều nơi như bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, bệnh viện tai mũi họng Tw và họ đều kết luận mẹ em bị viêm dây âm thanh. Bác sĩ kê đơn thuốc cho mẹ em uống và hẹn thời gian tái khám. Sau thời gian đi khám lại thì bác sĩ kết luận mẹ em không sao và nói mẹ chỉ bị tâm lý thôi. Nhưng hiện tại mẹ vẫn bị khàn nói lúcra tiếng lúc ko, hoặc những khi bị ức chế là mẹ em lại bị khàn tiếng. E có đọc bài viết của bác sĩ thì hình như mẹ em bị liệt dây thanh do tâm lý. Bác sĩ cho e hỏi mẹ em bị vậy thì cần điều trị như thế nào cho khỏi ạ?

nguyen phuong nga nói...

thưa bac si! E mổ bướu nhân tuyên giap thùy T đc gần 1thang rồi mà giong nói của em khàn moi nguoi nghe không rõ.E xin hỏi bác sĩ em đã đi khám đc chưa và khám ở đâu ạ?

Unknown nói...

Cháu xin chào bác sĩ.
Năm nay cháu 13 tuổi,cháu bị tụt hơi , khàn tiếng gần 1 năm nay. Cháu được bố mẹ đưa đi khám tại bệnh viện tai mũi họng trung ương , được biết cháu bị liệt dây thanh trái nhưng ko xác định được nguyên nhân bị liệt. Các bác tư vấn cho cháu : lấy mỡ bụng tiêm vào dây thanh tuy nhiên chỉ được thời gian từ 6 tháng đến 1 năm thì giọng của cháu vẫn trở lại như cũ. Vậy cháu xin hỏi bác sĩ , cháu nên điều trị như thế nào? Bác sĩ giúp cháu với !

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào Nga,

Cách điều trị tốt nhất là tìm ra nguyên nhân gây Liệt dây thanh.
Có nhiều trường hợp bị liệt dây thanh do cảm lạnh. Hay gặp nhiều ở các bệnh nhân sau khi bị mắc mưa, ngủ dưới quạt (sau khi nhậu xỉn) ... Các trường hợp này nếu phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị có kết quả càng cao.

Thân chào

Nặc danh nói...

Chào bác sỹ .
Tôi năm nay 40 tuổi .Tao bị bệnh Basedow và đã mổ cách đây 13 năm . Giọng của tôi bây giờ yếu , không nói được to , nói nhiều thì mệt , ngày trước tôi cũng nghĩ chắc do họng mình không tốt . Nhưng hôm qua tôi đi khám ở BV Đại học Y , bác sỹ đã soi họng và kết luận nhược cơ dây thanh sau phẫu thuật . Thuốc chẳng có gì nhiều , toàn thuốc bổ . Vậy theo bác sỹ bệnh này có chữa được ko , vì nhiều khi đi giao tiếp rất bất tiện

Nội quy! Đóng lại
♦ Mời bạn đặt câu hỏi của mình trong hộp thọai dưới cùng. Bạn phải có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID.

♦ Bạn có thể gửi câu hỏi qua email phamthivanthanh@yahoo.com.vn để BS trả lời trực tiếp (vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).

♦ Các trường hợp đặt câu hỏi cho Bác Sỹ về khàn tiếng, vui lòng xem Các câu hỏi thường gặp và trả lời các câu hỏi trắc nghiệp trước khi gửi câu hỏi. Xin cảm ơn

♦ Câu hỏi của bạn sẽ được BS xem và phúc đáp sớm nhất (thường là 24 giờ).
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa