Thông Báo

Thông Báo Đóng lại

Lõm dây thanh - sulcus vocalis

I> Lõm dây thanh là gì?

Lõm dây thanh (hay còn gọi là rãnh dây thanh) là bệnh lý gây ra do thiếu hụt hay mất đi lớp mô đặc biệt phủ trên dây thanh, lớp mô này phủ trên bề mặt dây thanh có tác dụng phát ra âm thanh khi rung . Sự thiếu vắng các mô này là nguyên nhân làm rối lọan giọng nói. Lõm dây thanh “Sulcus” trong tiếng Latin có nghĩa là “hở” hay “rãnh”.

Người ta chưa rõ tại sao gây ra lõm dây thanh. Một số Bác Sỹ cho rằng lõm dây thanh do sự rối lọan phát triển xảy ra lúc tuổi vị thành niên khi thanh quản phát triển đến kích thước trưởng thành. Họ chỉ ra thực tế là lõm dây thanh không bao giờ được nhìn thấy ở trẻ em, và khe xuất hiện được tìm thấy thường xuyên hơn trong các nhóm chủng tộc nào đó như là bằng chứng cho thấy rằng có thể có tính di truyền. Những người khác nghĩ rằng đó là một kết quả lâu dài của những lần dây thanh bị xuất huyết hoặc nang trên dây thanh để lâu không điều trị. Họ đưa ra giả thuyết rằng sự chữa lành sau khi xuất huyết quá lâu hoặc vỡ u nang gây ra thiếu hụt mô, tạo sẹo làm niêm mạc trên dây thanh thu nhỏ, cứng lại và tạo ra khe (hay rãnh).

II> Triệu chứng của Lõm dây thanh là gì?

Lõm dây thanh gây ra khàn tiếng rất đặc trưng: khàn khàn, lạo xạo rất khó nghe. Người bị lõm dây thanh thường xuyên phải cố gắng rất nhiều khi nói, và nói càng khó nghe hơn khi có tiếng ồn xung quanh. Vì có sự thay đổi trong âm độ nên đôi khi người đàn ông bị lõm dây thanh hay phàn nàn họ bị nhằm là phụ nữ khi nói chuyện trên điện thoại.
Lõm dây thanh thường là một tình trạng bệnh lý suốt đời. Khàn tiếng có thể tăng nặng hơn vào những ngày kèm theo có tình trạng viêm dây thanh. Khàn tiếng luôn hiện diện và tiếng nói không bao giờ là bình thường. Hầu hết mọi người không thể nhớ đã bao giờ có một tiếng nói bình thường như một người lớn, mặc dù lúc nhỏ họ có một giọng nói bình thường như bao đứa trẻ khác.

III> Lõm dây thanh trông như thế nào?

Lõm dây thanh : hình ảnh khi nội soi rất đặc trưng với một rãnh trong dây thanh, rãnh này có thể khác nhau tùy độ sâu, chiều dài rãnh.


Đường rãnh mõng trên cạnh dây thanh (mũi tên) đại diện cho trường hợp
lõm dây thanh

Lõm dây thanh thường xuất hiện ở mép trong, dọc theo chiều dài dây thanh. Rãnh có thể kéo dài toàn bộ chiều dài của dây thanh. Các phân đoạn có liên quan với khe thường không rung động bình thường trong quá trình phát âm. Đây là một thực tế rõ ràng đã được kiểm tra.
Khi 2 dây thanh khép lại để tạo ra tiếng nói, sự thiếu hụt mô dọc theo chiều dài của những nếp gấp thường gây ra một khỏang trống gây ra khiếm khuyết giọng nói.


Những mất mát của mô liên kết tạo rãnh làm cho 2 dây thanh
không thể đóng lại bình thường trong khi nói

Khoảng trống này khiến cho luồng khí đi từ khí quản lên bị rò rỉ trong quá trình phát âm, và đây có lẽ là một trong những lý do chính bệnh nhân gắng sức khi phát âm.
Thông thường, lõm dây thanh khó nhìn thấy và thường bị bỏ qua, chẩn đoán là vô cùng khó khăn. Chẩn đóan này thường bị bỏ qua nếu Bác Sỹ không sử dụng ống soi mềm để nhìn thật gần mép trong hai dây thanh và đánh giá họat động khép mở thanh môn.

IV> Lõm dây thanh được điều trị như thế nào?

Điều trị lõm dây thanh hiện nay còn nhiều tranh cãi. Vấn đề là không có gì thay thế một cách hoàn hảo cho các mô bị mất ở bề mặt dây thanh. Những nỗ lực nghiên cứu để tìm ra mẩu mô thay thế trong phòng thí nghiệm đang được tiến hành và có thể được ứng dụng lâm sàng trong tương lai gần.

Một số người cho rằng lớp mô phủ trên dây thanh nên được bóc bỏ hoàn toàn và dùng mô bình thường lân cận phủ lên khỏang trống vừa bóc bỏ. Về mặt lý thuyết nghe có vẽ khả thi, nhưng thực tế cách này thường dẫn đến sẹo trên dây thanh và gây khàn giọng bằng hoặc thậm chí nặng hơn là để nguyên không làm gì.

Có Bác sỹ đề nghị đắp lên rãnh dây thanh bằng mô khác. Họ dùng mở tự thân từ các nơi khác trong cơ thể, collagen và các chất khác được sử dụng. Tuy nhiên kết quả không phù hợp và khó đóan được hiệu quả, đôi khi kết quả có thể khá tốt. Hy vọng rằng sự phát triển của mô bề mặt bằng kỹ thuật sinh học, hiện đang được nghiên cứu, sẽ cải thiện các kết quả thu được với phương pháp tiếp cận này.

Do chưa tìm thấy phương pháp điều trị nào đáng tin cậy, giải quyết cho tiêm mở tự thân vào dây thanh để thu hẹp khoảng cách trục chính-hình tạo ra bởi khe được đa số các Bác sỹ chọn lựa. Họ và bệnh nhân của họ chấp nhận rằng đây chỉ là một giải pháp tạm thời, nhưng có thể nói là tốt nhất có thể thực hiện ở thời điểm hiện tại.


Phần tiếp theo nên đọc
Ung Thư dây thanh
Polyp dây thanh
U nang dây thanh
Hạt dây Thanh
Papilloma - HPV


BS. Phạm Thị Vân Thanh
ĐT: 0913.16.33.16
website: http://www.trikhantieng.com
ĐC:213 Đào Duy Từ,P.6,Q.10,TP.HCM (bên hông sân vận động Thống Nhất)




11 Nhận xét:

Hoàng Việt nói...

Chào BS Vân.
Tôi tên Việt,39 tuổi, nhân viên văn phòng tại Cần thơ.
Tôi bị khàn tiếng (giọng mái) năm 20 tuổi, lúc đầu Bs chuẩn đoán là "viêm thanh quản mãng tính", đến năm 35 tuổi Bs nội soi, chụp hình chuẩn đoán là "lõm dây thanh" và yêu cầu bơm mỡ để lấp chổ lõm của dây thanh.
Xin Bs cho biết giọng nói của tôi có thể điều trị hết khàn tiếng và giọng mái không ạ. Hiện nay tôi gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp công việc.
Trân trọng kính chào!

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Theo những gì anh trình bày, khả năng anh bị "lõm dây thanh" là rất cao. Nhưng cũng cần chú ý đến vấn đề chẩn đóan vì có nhiều trường hợp cứ chẩn đóan "viêm mãn tính" nhưng khi BS soi bằng nội soi ống mềm thì bị hạt hoặc nang dây thanh ...
Nếu thật sự bị lõm dây thanh thì rất khó điều trị. Hiện nay tại VN, một số cơ sở áp dụng bằng cách bơm mở tự thân, nhưng hiệu quả thì cũng thật sự chưa cao. Phương pháp này tại BVCR có làm. Nếu thấy cần thiết anh có thể liên hệ để BS hướng dẫn giúp anh.
Chúc anh vui khỏe.

Đỗ Thị Hậu nói...

Chào chị,
Tôi năm nay 30 tuổi, ở Hải Dương. tôi bị khàn tiếng đã từ lâu, từ khi 12-13t. Nhưng do điều kiện gia đình nên bố mẹ tôi không cho tôi đi khám ngay. Khi lớn lên tôi lại làm giáo viên nên phải nói nhiều, giọng nói của tôi càng ngày càng bị khàn hơn. Năm 2009 tôi có đi khám ở bệnh viện Tai mũi họng TƯ và BS đã tiến hành nội soi thanh quản cho tôi. Kết quả BS kết luận tôi bị nhược cơ dây thanh, không có polyp hay u. BS nói tôi không chữa được, dặn phải kiêng nói và kê đơn thuốc cho uống nhưng tôi không thấy đỡ hơn nên đã không uống tiếp hay khám lại nữa. Sau đó thì vì giọng nói bị khàn tôi đã phải bỏ nghề dạy học, tôi chuyển sang làm cho công ty liên doanh ở khu chế xuất. Nhưng hiện nay giọng nói của tôi ngày càng bị khàn nặng hơn, phát âm rất khó khăn và mệt, cảm giác nói không ra hơi. Tôi rất tự ti với tiếng nói của mình, và công việc của tôi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Hôm nay tình cờ tôi đã xem được trang web của chị, vào đọc một số bài viết của chị và tâm sự của một số bệnh nhân, tôi thấy rất đồng cảm. Nhưng tôi không tìm thấy cụm từ "nhược cơ dây thanh" trong các bài viết của chị. Tôi muốn hỏi BS có phải tôi bị lõm dây thanh không? Liệu tôi có thể chữa được không?
Nếu có thể chị có thể gửi câu trả lời của chị cho tôi theo địa chỉ mail sau: hau.dt@hcv.hitachi-cable.com vì ở nhà tôi không có internet.
hi vọng sẽ sớm nhận được hồi âm của chị.
Rất cám ơn chị.
Chúc chị sức khỏe và công tác tốt.

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào chị Hậu,

Theo những gì chị trình bày khả năng chị bị lõm dây thanh là cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khác là do dính dây thanh ở mép trên làm ảnh hưởng đến giọng nói rất nhiều. Một số khác là do hạt dây (trường hợp của chị là không phải)
....
Muốn biết chính xác cần phải khám như thăm khám, nghe và nội soi thanh quản ...
Chúc chi sức khỏe.

Đỗ Thị Hậu nói...

Chào bác sĩ,

Cám ơn chị đã dành thời gian để đọc và reply lại cho tôi. Theo như bài viết của chị thì hiện tại chưa có phương pháp chữa được bệnh lõm dây thanh như các bệnh khác về dây thanh quản. Tôi hi vọng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ có phương pháp chữa được bệnh của tôi.
Chắc chắn tôi sẽ theo dõi các thông tin mới nhất trong trang web của chị để hi vọng một ngày nào đó tôi có cơ hội cải thiện được giọng nói của mình.
Cám ơn chị nhiều.
Chúc chị hạnh phúc và thành công!

hanh nói...

hạnh nói.
chào BS năm nay e 21 tuổi giới tính nữ, công việc không phải nói nhiều, e đang sống tại hà nội, e bị khàn tiếng từ nhỏ nhưng dạo gần đây e thấy giọng nói khàn hơn trước rất nhiều đặc biệt la khi di làm về mẹt, sáng ngủ dậy và trong môi trường làm việc ít không khí nhiều tiếng ồn,nhièu lúc nói toàn thấy hơi. nhiều khi nói có gắng sức hụt hơi,e nuốt không bị vướng, không có tiền căn mổ bướu cổ,không hút thuốc lá uống rượu hay tiếp xúc hóa chất.
về bệnh lí vùng ngực.đôi khi e bị thở nhanh và cảm thấy mệt không đứng được ngồi cũng thấy mỏi nhưng khi hôm sau hết mệt thì lại thấy người bình thường.
e có chụp phổi kiểm tra sức khỏe theo đinh kỳ của công ty vào tháng9/2011,bác sĩ có ghi mỗi hai chữ nhưng e k dịch được dó là chữ gì.
e đã nội soiTMH ở bệnh viện tai mũi họng trung ương ngày23/8/2012 và được bs chuẩn đoán là viêm amidan mãn, hai dây thanh khép, dây thanh trùng, nhược cơ dây thanh.bs đã kê đơn thuốc cho uống nhưng khi uống đến ngày thứ hai e thấy cổ họng bị đắng và muốn nôn ọe nên uống hết 2 phần3 e thôi không uông nữa.bs nói bệnh của e khó chữa,kiêng nói nhiều và nói to.khi nên mạng e biết được trang web tư vấn và điều trị nói khàn của bs e rất mừng.e muốn hỏi bs liệu e có còn cơ hội nào để chữa khỏi không ạ.
vì giọng nói của e mà bao nhiêu năm nay e thấy khổ tâm bị mọi người cười nói,e tự ti ngại giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập,xin việc và giao tiếp.e đã phải bỏ ngành học liên quan đến nói nhiều mạc dù e rất thích. rất mong bs sớm hồi âm lại cho e
chúc bs mạnh khỏe khỏe công tác tốt.

Admin TriKhanTieng.com nói...

Chào Hạnh,

Bạn nên đi nội soi thanh quản bàng ống mềm và gủi kết quả qua email cho BS xem dùm bạn.

Tuong Vy Ly nói...

Chào bác sỹ, tôi là một ca sỹ, xin hỏi thăm bác sỹ về cơ chế hoạt động của hơi thở tác động vào dây thanh và cơ chế phát ra âm thanh của thanh đới, hầu mong biết cách giữ gìn giọng hát, phục vụ khán giả tốt hơn. Xin cám ơn và kính chúc bác sỹ nhiều sức khỏe!

Mai Trang

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn Mai Trang,

Cách tốt nhất để giữ giọng hát là tránh cho 2 dây thanh bị tổn thương:
Không bao giờ hát quá sức, tức là hát quá lớn và quá cao. Hát quá lớn như gào thét, có thể dẫn đến chỗ “mất tiếng” do thanh đới bị tổn thương không có khả năng làm việc linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca hát. Hát quá cao không phù hợp với loại giọng của mình, làm cho thanh đới căng ra quá mức, nếu kéo dài và phối hợp với hát lớn, cũng gây tổn thương đến thanh đới.
Ngòai ra cần giữ họng không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến giọng hát (tránh dùng rượu, cà phề, thuốc lá và thức ăn thức uống quá nóng, quá lạnh, quá cay ...)
Bạn xem thêm bài viết Cơ chế phát âm
Nếu bị khàn tiếng thì nên đi kiểm tra ngay, tránh các trường hợp bị hạt dây thanh, polyp dây thanh, đặc biệt nang dây thanh để lâu, hoặc điều trị không đúng sẽ có nguy cơ lõm dây thanh gây giọng "mái" ...

Nặc danh nói...

chào bs e năm nay 23 tuổi. e bị khàn tiếng từ nhỏ nhưng càng ngày càng nói khàn hơn nghe toàn thấy hơi chứ không rõ tiếng, e đi nội soi TMH ở bệnh viện TMH trung ương bs chuẩn đoán bị nhược cơ dây thanh và kê đơn thuốc uống nhưng không đỡ. dạo gần đây e hay bị ho mà càng ho thì giọng lại càng khàn. vậy e xin hỏi bs giọng của em có chữa được không ạ.vì giọng nói như vậy vô cùng bất tiện trong giao tiếp và công việc. e mong bs sớm phản hồi giúp e. chân thành cám ơn bs.

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,

Bạn có thể đi nội soi và gửi kết quả qua email cho BS xem dùm. Hiện trong các Khàn tiếng BS chưa thấy nói về nhược cơ dây thanh ...

Nội quy! Đóng lại
♦ Mời bạn đặt câu hỏi của mình trong hộp thọai dưới cùng. Bạn phải có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID.

♦ Bạn có thể gửi câu hỏi qua email phamthivanthanh@yahoo.com.vn để BS trả lời trực tiếp (vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).

♦ Các trường hợp đặt câu hỏi cho Bác Sỹ về khàn tiếng, vui lòng xem Các câu hỏi thường gặp và trả lời các câu hỏi trắc nghiệp trước khi gửi câu hỏi. Xin cảm ơn

♦ Câu hỏi của bạn sẽ được BS xem và phúc đáp sớm nhất (thường là 24 giờ).
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa