Thông Báo

Thông Báo Đóng lại

Nội Soi Phế Quản

I/ Nội soi phế quản là gì?

Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp hệ thống cuống phổi nhờ vào một ống soi mềm rất nhỏ (như cây viết chì) qua mũi và qua thanh quản. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong phổi và cuống phổi. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp …

II/ Tại sao phải nội soi phế quản?

Chụp X quang phổi rất tốt nhưng hình ảnh không rõ bằng nội soi. Chẩn đoán bằng nội soi có độ chính xác cao hơn nhiều so với chụp hình phổi hay CT. Qua máy soi bác sĩ còn có thể lấy mẩu thử cho để tìm vi trùng hay tìm tế bào ung thư. Ở một số trường hợp, bác sĩ còn có thể trị hết hay bớt bệnh.
Ví dụ: lấy ra các vật lạ rớt vào phổi (hay gặp ở trẻ em) hay hút sạch đàm nhớt cho bớt khó thở (hay gặp ở người bệnh nặng, sau mổ).

III/ Những ai phải soi phế quản

Có nhiều lí do để chỉ định soi phế quản. Mọi trường hợp bệnh phổi hay phế quản cần có bằng chứng về loại vi khuẩn gây bệnh hay loại mô học của tổn thương đều cần phải soi phế quản. Các trường hợp ho kéo dài không đáp ứng với điều trị, các trường hợp ho ra máu cũng cần soi phế quản. Một số dấu hiệu bất thường trên phim phổi có thể phải được làm rõ hơn khi soi phế quản. Cuối cùng, các dị vật rớt vào phổi (thường là ở trẻ em) cần soi phế quản để lấy ra.

IV/ Nội soi phế quản có nguy hiểm không?

Nói chung, đây là một thủ thuật tương đối an toàn. Những vấn đề thường gặp sau thủ thuật là cảm giác đau họng, ho ra ít máu nếu có sinh thiết. Các trường hợp khó thở nhiều do tràn khí hay sốt khi soi rất hiếm gặp. Do tính chất an toàn của thủ thuật, nội soi phế quản có thể thực hiện cả cho các bệnh nhân ngoại trú mà không cần phải nhập viện.

V/ Nội soi phế quản cần chuẩn bị như thế nào?

Việc chuẩn bị về phía bệnh nhân là rất đơn giản.
  1. Các xét nghiệm cần có: BK đàm, ĐMTB, X quang phổi.
  2. Cần nhịn ăn uống trước khi soi ít nhất 8 giờ. Việc nhịn ăn nhằm ngăn ngừa khả năng ói và bảo vệ đường thở.
  3. Nếu bệnh nhân đang phải uống thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
  4. Bệnh nhân không nên đến phòng soi một mình, cần có thân nhân để đưa về sau khi soi.


VI/ Nội soi phế quản thực hiện ra sao?

Nội soi được tiến hành ở phòng soi (đôi khi ở phòng X quang, phòng mổ) với ít nhất một bác sĩ và một điều dưởng. Trước khi soi, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc để giúp bớt ho. Sau đó, cần phải hít hơi thuốc tê trong khoảng 10 phút và được xịt thuốc tê vào sâu trong miệng. Thuốc tê được dùng để làm bớt khó chịu khi đưa ống soi vào.
Bệnh nhân soi ở tư thế nằm ngửa, được gắn dây oxy để thở, được theo dõi mạch, huyết áp và tình trạng hô hấp qua bộ cảm nhận gắn ở đầu ngón tay.

BS Phạm Thị Vân Thanh
ĐT:0913163316
Chuyên Ngành Nội Soi Thanh-khí- Phế Quản:
Bệnh Viện Chợ Rẫy, Phòng Khám Đa Khoa Khang An.
Nguồn tham khảo: http://www.trikhantieng.com




12 Nhận xét:

dang vuong nói...

Thưa bác sĩ, em vừa nội soi ở bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, đã 2 ngày rồi nhưng sao ngực phải của em vẫn thấy nhói?
Em nội soi phế quản bên phổi phải và bây giờ em thấy nhói đau bên ngực phải, hít thở sâu vào em cũng cảm thấy nhói, và đã 2 đêm em khó ngủ rồi ạ.
Mong bác sĩ có thể giải thích cho em biết ạ. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,
Do bạn không nói rõ bệnh lý ở phổi của bạn là gì mà sao phải soi phế quản, thường chỉ định nội soi phế quản khi bạn có tổn thương trên phổi nghi ngờ lao phổi, ung thư phổi, dị vật trong phế quản...
Nếu bạn có tràn dịch màng phổi (bên phải hoặc bên trái) do bệnh lý thì khả năng bạn sẽ có đau ngực màng phổi như bạn mô tả. (sẽ xuất hiện trước và sau khi soi).
Hầu hết các thủ thuật làm trong khi soi phế quản sẽ không gây đau, chỉ có khả năng gây ho nhiều như bơm rửa phổi, sinh thiết, chải rửa niêm mạc phế quản. Tuy nhiên chỉ có thủ thuật sinh thiết xuyên thành PQ (ra nhu mô phổi) có thể làm bạn đau ngực thôi, nhưng các dấu hiệu này sẽ nhanh chóng biến mất, (và thủ thuật này ít làm trên tất cả các bệnh nhân)
Bạn nên tái khám lại nếu thấy đau ngày cang tăng nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe

Dang Duong nói...

Chào bác sĩ!
Trước khi nội soi em có chụp CT scan ngực có cản quang. Kết luận: khối tổn thương dạng đông đặc phổi thùy trên phải có hoại tử bên trong và tràn khí màng phổi phải lượng ít.
Sau khi nội soi tính đến hôm nay là ngày thứ 3 nhưng em vẫn còn ho nhiều, có triệu chứng sốt về đêm và nhói ngực bên phải. Nhưng bác sĩ bảo em đến ngày 16 mới lên lấy kết quả và khám lại. Đau ngực phải thì đã bớt nhưng ho thì vẫn còn nhiều và thêm sốt về chiều.
Mong bác sĩ trả lời để em an tâm. Chân thành cảm ơn bác sĩ!

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,

Theo những gì bạn trình bày, nguyên nhân đau ngực và ho chủ yếu do bệnh lí sẳn có của bạn. Triệu chứng này có thể sẽ tăng lên sau thủ thuật nội soi. Bạn có thể dùng một số thuốc để giảm dấu hiệu khó chịu này. Bạn nên tái khám lại BS
Chúc bạn vui khỏe

Tan Nguyen nói...

me anh bi dan phe quan, da uong thuoc dieu tri va tuong doi on dinh, nhung nen giu gin thi nao? monh Thanh co vai gop y. Cam on nhieu

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào Anh Tân Nguyễn,
Anh tham khảo cách điều trị và phòng bệnh ở bài viết Phòng ngừa và điều trị bệnh giãn phế quản
Về điều trị: Phải loại trừ mọi kích thích phế quản: thuốc lá, thuốc lào; Tìm và điều trị các ổ nhiễm khuẩn răng, tai mũi họng; Tiêm vacxin phòng cúm, chống phế cầu.

Phải phục hồi chức năng hô hấp: Cần làm thường xuyên với tập thở, ho có điều khiển, vỗ ngực cho đờm dễ dàng dẫn lưu ra ngoài, nằm đầu thấp với các tư thế khác nhau tùy theo vùng phế quản giãn nhiều lần trong ngày để dẫn lưu theo tư thế; Phun hít thuốc giãn nở phế quản kích thích b2 (salbutamol, terbutaline...). Khi bệnh nhân sốt, khạc nhiều đờm, đờm mủ, biến chứng nhiễm khuẩn nhu mô, màng phổi dùng các kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

Nội soi phế quản để chẩn đoán vị trí chảy máu, giải phóng đờm dịch gây ùn tắc phế quản, giải phóng tổn thương gây tắc nghẽn phế quản. Chỉ định phẫu thuật khi GPQ cục bộ một bên phổi, khi nung mủ nhiều hoặc ho máu nặng, điều trị nội khoa thất bại. Trên thế giới, người ta đang bắt đầu áp dụng phẫu thuật ghép phổi để điều trị GPQ.

Để phòng bệnh: Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn phế quản cần điều trị triệt để. Đối với người trưởng thành cũng phải luôn vệ sinh răng miệng, mũi sạch sẽ. Nếu bị viêm mũi, xoang cũng cần điều trị dứt điểm, tránh biến chứng sang GPQ.

Vương nói...

Em ten la vuong gan day em có an cam vo tình nuot trúng hot cam lúc đó em có cam giac muon khạt ra nhung thay vao do em nuot luon gio em cam thay nhoi dau o nguc ko thay ho dau hong di kèm..em nen di chup xquan hay noi soi bác sỉ

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn Vương,

Bạn an tâm, vì hạt cam nó đã đi vào đường ăn. Nếu vào đường thở bạn sẽ bị hội chứng xâm nhập (Ho dữ dội, sặc ...)

Chúc bạn vui

ngô trường nhân nói...

em muốn hỏi nhà em có ông già về đêm hơi khó thở
và ho có đồm vậy nhờ bs phạm thị vân thanh giúp tư vấn giùm em rất cám ơn
ngày 21 tháng 3 năm 2012 dl

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào Nhân,
Xin hỏi Bác có hút thuốc lá không? Vài năm gần đây bác có ho khạc đàm kéo dài nhiều tháng không? Có khò khè hay không? Nếu có bạn nên đưa bác đi khám chuyên khoa nội hô hấp sớm để tầm sóat bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) sớm hoặc bệnh lí viêm phế quản mãn.
Thân mến

Unknown nói...

xin hãy giúp cháu!
Cháu năm nay học 12 rồi. sau bữa cơm trưa cách đây một tuần cháu bị sặc lên mũi cái gì ấy , trong bữa cơm có cả cá , cơm và rau. Sau đó , trong mũi cháu vô cùng khó chịu, bữa sau cháu có đi khám bác sĩ, khám ba người luôn ,các bác sĩ nội soi nhưng không có kết quả , có cho thuốc uống nhưng cháu vẫn không thấy giảm.cả tuần rồi , bên mũi trái của cháu rất khó chịu, đau lang sang vùng đầu và bên mặt, cho cháu hỏi các bác sĩ nội soi chưa kĩ hay là có những vùng nội soi không thấy được ạ.mà ví dụ như có hạt cơm hay mẩu xương cá lâu ngày nằm trong đó không lấy ra thì có bị làm sao không ạ.( khi ngồi học , do đau phía đầu bên trái cháu không thể nào tập trung được , sắp thi cử rồi. xin bác sĩ hãy tư vấn giúp). các bác sĩ em đi khám chỉ nội soi ở hốc mũi, liệu nọi soi ở hốc mũi có thấy được không ạ

Ths.BS Pham Thi Van Thanh nói...

Chào bạn,

Nếu dị vật còn nằm trong các hốc, xoang hay khe mũi thì sau một thời gian chúng sẽ tự đào thải ra ngòai (trừ khi các lọai hạt chèn chặt vào các khoang). Nếu dị vật rơi vào phổi, bạn sẽ có hội chứng xâm nhập (Ho sặc sụa, ho kéo dài, có thể gây viêm phổi, abces phổi). Vì vậy theo những gì bạn nói, bạn không có dị vật ở phổi và những triệu bạn nói cũng không phải dị vật nằm ở các hốc mũi hay xoang ...Bạn yên tâm về phần bị dị vật nhé.
Và phần đau đầu nhiều khả năng bạn bị viêm xoang, nên bạn đi khám xoang thêm xem sao.
Chúc bạn vui khoe, gặt hái nhiều kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới.

Nội quy! Đóng lại
♦ Mời bạn đặt câu hỏi của mình trong hộp thọai dưới cùng. Bạn phải có tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID.

♦ Bạn có thể gửi câu hỏi qua email phamthivanthanh@yahoo.com.vn để BS trả lời trực tiếp (vui lòng gõ tiếng Việt có dấu).

♦ Các trường hợp đặt câu hỏi cho Bác Sỹ về khàn tiếng, vui lòng xem Các câu hỏi thường gặp và trả lời các câu hỏi trắc nghiệp trước khi gửi câu hỏi. Xin cảm ơn

♦ Câu hỏi của bạn sẽ được BS xem và phúc đáp sớm nhất (thường là 24 giờ).
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa